Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Tìm Hiểu Về Những Lợi Ích Và Thách Thức Của Điện Toán Đám Mây

Bạn đã nghe đến khái niệm điện toán đám mây chưa, có bao giờ bạn tự hỏi liệu điện toán đám mây có phải là một công nghệ được cường điệu hay không? Câu trả lời của tôi là ” Có ” và ” Có”. Trong bài này, hãy tìm hiểu về những lợi ích và các thách thức của điện toán đám mây.


Các kiểu đám mây

Wikipedia định nghĩa điện toán đám mây là “sự phát triển và sử dụng công nghệ máy tính dựa trên Internet”. Đó là một mô tả rất khái quát và nhiều kiểu dịch vụ đề xuất có thể được phân loại như điện toán đám mây. Một nhóm lớn các đề xuất dịch vụ đám mây là các biến thể của SaaS (Software as a Service – phần mềm như một dịch vụ). Ví dụ về SaaS là: các ứng dụng Web như Zoho (xử lý văn bản, bảng tính), Salesforce (CRM-Quản lý quan hệ khách hàng), SlideRocket (trình bày) hoặc các dịch vụ Web như Google Search, Yahoo! Weather (Dự báo thời tiết của Yahoo) hay PayPal. Tất cả đều là những ví dụ tuyệt vời của điện toán đám mây, nhưng chúng có thể không có ích cho một doanh nghiệp đang muốn sử dụng điện toán đám mây. Tuy nhiên, các dịch vụ này có thể bổ sung cho các kiểu điện toán đám mây khác.

Kiểu điện toán đám mây mà bạn có thể đang tìm kiếm là một kiểu cơ sở hạ tầng có lẽ được biết đến như là PaaS (Platform as a Service – Nền tảng như một dịch vụ). Một số ví dụ phổ biến nhất về PaaS là các kiểu lưu trữ dữ liệu đám mây khác nhau, như các dữ liệu không có cấu trúc với Dịch vụ lưu trữ đơn giản của Amazon (S3: Simple Storage Service) hoặc Dịch vụ tệp mở rộng của IBM (SOFS: Scale out File Service). Cả hai dịch vụ này là hệ thống tệp phân tán. S3 có khả năng truy cập thông qua một giao diện dịch vụ Web, trong khi SOFS có khả năng truy cập thông qua các giao thức tệp, chẳng hạn như NFS và FTP. Amazon cũng cung cấp lưu trữ dữ liệu có cấu trúc bằng dịch vụ SimpleDB của mình. SimpleDB cho phép dữ liệu có cấu trúc được lưu và được truy vấn thông qua một giao diện dịch vụ Web.

Điện toán chắc chắn có nhiều hơn là chỉ lưu trữ và đó là nơi mà các nền tảng điện toán đám mây xâm nhập vào. Các nền tảng cung cấp cho bạn một cách để lấy mã và thực hiện nó trên một nền tảng đám mây. Tất nhiên điều này có thể được kết hợp với lưu trữ đám mây và các dịch vụ Web đám mây. Có nhiều nền tảng có sẵn với rất nhiều lợi thế và bất lợi liên quan.

Các lợi ích

Tại sao bạn muốn chạy mã của bạn trên một nền tảng điện toán đám mây thay vì trên các máy tính riêng của bạn? Có một số lý do thực tế, đơn giản. Bạn không phải mua và cài đặt lên tất cả các máy tính đó. Nếu đó là khía cạnh duy nhất của điện toán đám mây, thì nó sẽ không khác hơn là một dịch vụ máy chủ lưu trữ. Ưu điểm chính của điện toán đám mây là có thể nhanh chóng bật và tắt các ứng dụng (“spin up”) và có thể phát triển linh hoạt năng lực tính toán của bạn khi cần thiết. Ít nhất, bất kỳ nền tảng điện toán đám mây nào cũng có thể liên tục cung cấp tài nguyên điện toán càng ngày càng lớn theo yêu cầu. Một số nền tảng cũng cung cấp các nền tảng phát triển dùng chung, phổ biến trên điện toán theo yêu cầu.

Tóm lại, điện toán đám mây cho phép tổ chức của bạn nhanh chóng triển khai các ứng dụng và phát triển chúng để đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp. Nghe thật tuyệt, nhưng có một số thách thức liên quan đến điện toán đám mây mà bạn nên biết.

Các thách thức

Thật dễ dàng để tập trung hoàn toàn vào các lợi ích của điện toán đám mây, nhưng có một nhược điểm: Một trong những vấn đề rõ ràng nhất với điện toán đám mây là dữ liệu được cung cấp cho ứng dụng của bạn nằm ngay trong đám mây, cùng với ứng dụng của bạn. Dữ liệu của bạn có thể rất nhạy cảm, chẳng hạn như thông tin nhận dạng cá nhân về khách hàng của bạn hoặc về các công cụ tài chính và các hồ sơ giao dịch. Bạn cũng có thể có dữ liệu không nhạy cảm nhưng lại rất có giá trị, chẳng hạn như thông tin tổng hợp về những người dùng của bạn và cách họ sử dụng ứng dụng của bạn. Với thông tin quan trọng được lưu trữ trong đám mây, bạn phải hiểu nền tảng đó có an toàn hay không.

Ai truy cập dữ liệu của bạn trong đám mây không phải là điều duy nhất cần lo lắng. Tính toàn vẹn của dữ liệu đó mới là quan trọng. Hư hỏng của máy phải được dự kiến, vì vậy điều quan trọng là dữ liệu của bạn có thể được sao lưu và phục hồi trong trường hợp có hư hỏng. Một nền tảng có cung cấp sao lưu và phục hồi dữ liệu hoặc ít nhất là làm cho nó có khả năng cho những khách hàng cần điều này không? Độ tin cậy của ứng dụng của bạn rõ ràng rất quan trọng. Những loại thỏa thuận mức dịch vụ nào được một nền tảng cụ thể cung cấp? Những câu hỏi này và những câu hỏi quan trọng khác, được tìm hiểu khi bài viết này xem xét một vài nền tảng có sẵn.

Các nền tảng

Có rất nhiều nền tảng điện toán đám mây để lựa chọn. Danh sách ở đây còn chưa đầy đủ, nhưng sẽ cho bạn một ý tưởng về những lựa chọn phổ biến hơn và những khác biệt cơ bản giữa chúng. Chúng ta sẽ chú ý đặc biệt đến các ngôn ngữ lập trình và các công nghệ nguồn mở được hỗ trợ trên mỗi nền tảng và cách mỗi nền tảng xử lý một số vấn đề hóc búa của điện toán đám mây. Để giúp chuyển hướng một danh sách lớn như vậy, người ta phân loại lỏng lẻo chúng theo các nền tảng cơ bản và các nền tảng chuyên dụng.

Các nền tảng cơ bản là những đề xuất tối thiểu — chỉ phần cứng (ảo) và có lẽ có một hệ điều hành. Chúng có xu hướng linh hoạt hơn, do chúng có ít hạn chế hơn.

Các nền tảng chuyên dụng cung cấp một số kiểu môi trường lập trình và các dịch vụ trên một nền tảng cơ bản. Các nền tảng chuyên dụng này thường đơn giản hơn và thường cung cấp một số dịch vụ duy nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét